Ép cọc bê tông là gì? Quy trình thi công ép cọc đúng chuẩn

Ép cọc bê tông được biết đến là một hạng mục quan trọng trong xây dựng, để có được một nền móng vững chắc giai đoạn thi công ép cọc là một trong những yếu tố quyết định. Nếu bạn đang muốn biết chi tiết ép cọc cho bê tông là gì cũng như quy trình thi công ép cọc đúng chuẩn, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Bê tông Vinaconex 25 nhé!

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương pháp dùng các máy móc thiết bị hỗ trợ trong xây dựng hiện đại, thực hiện việc đóng những cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống vị trí của nền đất sâu được đánh dấu từ trước, nhằm làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.

Ép cọc bê tông là việc đóng những cọc bê tông đã được đúc sẵn
Ép cọc bê tông là việc đóng những cọc bê tông đã được đúc sẵn xuống vị trí của nền đất sâu đã được đánh dấu

Đừng bỏ lỡ: Cốp pha định hình là gì? Lợi ích khi sử dụng cốp pha định hình

Ép cọc bê tông cốt thép là gì?

Cọc bê tông cốt thép đã được phổ biến từ xưa đến nay và đang được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong các loại công trình. Hiện cọc bê tông cốt thép gồm có 2 loại chính đó là cọc vuông cốt thép và cọc tròn ly tâm.

Cọc bê tông cốt thép được ứng dụng phổ biến
Cọc bê tông cốt thép được ứng dụng phổ biến trong các loại công trình

Khi nào nên ép cọc bê tông, vì sao nên ép cọc bê tông?

Một số trường hợp công trình cần phải ép cọc bê tông:

  • Công trình được tọa lạc tại khu vực có nền đất yếu, bị chịu ảnh hưởng từ sông, ao, suối hồ,… Các khu vực địa chất mạch nước ngầm.
  • Công trình được xây dựng gần với hệ thống thoát nước sâu, kênh nước,…
  • Đặc thù của công trình cần có khả năng chịu lực cao, tải trọng lớn.

Lý do việc phương pháp này được áp dụng phổ biến khi xây nhà nhờ:

  • Gia cố nền đất yếu, có thể chống sụt lún đối với công trình xây dựng.
  • Chịu được tải trọng công trình truyền xuống và giúp gia tăng khả năng chịu lực.
  • Gia cố nền móng của bê tông giúp công trình được bền vững theo thời gian.
  • Giá thành hợp lý, thi công được dễ dàng và nhanh chóng.
Trường hợp nên ép cọc bê tông
Phương pháp ép cọc cho bê tông được áp dụng trong một số trường hợp nhất định

Xem thêm: Chiều cao đổ bê tông tối đa là bao nhiêu? Hướng dẫn quy trình đổ bê tông, TẠI ĐÂY

Các phương pháp ép cọc bê tông phổ biến

Hiện nay, có 2 phương pháp ép cọc bê tông phổ biến đó là phương pháp ép đỉnh cọc và ép cọc ôm. Cụ thể như sau:

Phương pháp ép đỉnh cọc

Ép đỉnh được biết đến là phương pháp dùng lực ép từ đỉnh cọc, máy ép sẽ ấn cọc xuống bắt đầu từ đỉnh. Khi tiến hành phương pháp này, toàn bộ lực ép sẽ được truyền trực tiếp lên đầu cọc nhằm giúp cho việc hạ cọc diễn ra một cách dễ dàng và thắng được các lực ma sát. Tuy nhiên, cần phải có 2 hệ khung để tiến hành thi công theo phương pháp này.

Phương pháp ép đỉnh cọc
Ép đỉnh được biết đến là phương pháp dùng lực ép từ đỉnh cọc

Phương pháp ép cọc ôm

Ép ôm là phương pháp dùng lực ép từ hai bên hông cọc để tiến hành ép cọc. Phương pháp này rất ít được sử dụng bởi lực ép ôm thường sẽ không đủ lớn để ép cọc. Từ đó, gây lãng phí về lực cũng như hiệu quả cung không được cao.

Tìm hiểu các phương pháp thi công ép cọc bê tông

Ép cọc là cách xử lý nền móng hiện rất phổ biến đảm bảo giúp các công trình xây dựng được vững chắc. Hiện có 4 phương pháp thi công ép cọc cho bê tông đang được ứng dụng rộng rãi.

Thi công ép cọc bằng máy Neo

Thi công ép cọc với máy Neo là phương pháp đóng cọc cùng với việc khoan mũi neo sâu vào trong lòng đất để làm đối trọng thay tải sắt hoặc là tải bê tông.

  • Ưu điểm: Có thể thi công, nhanh chóng và dễ dàng thực hiện được ngay cả các mặt bằng chật hẹp.
  • Nhược điểm: Có khả năng chịu lực không được như ép tải sắt, nếu như công trình cần tải lớn cần xác định chiều sâu chôn cọc.
Thi công ép cọc với máy Neo
Thi công ép cọc với máy Neo là phương pháp đóng cọc cùng với việc khoan mũi neo sâu vào trong lòng đất

Cách tính cốp pha cột chính xác, đúng kỹ thuật, chi tiết: https://betongvinaconex25.com.vn/cach-tinh-cop-pha-cot/

Thi công ép cọc bằng máy bán tải

Ép cọc bằng máy bán tải là phương pháp dùng máy thủy lực để đâm sâu cọc xuống dưới lòng đất. Đây là cách cũng khá phổ biến, có thể áp dụng đối với cả nhà ở và các công trình quy mô lớn.

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, có thể phù hợp với nhiều công trình, thi công đơn giản và dễ dàng kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
  • Nhược điểm: Thời gian tiến hành thi công lâu, độ an toàn không được cao như ép bằng máy Neo hoặc Robot.

Thi công ép cọc bằng máy Tải

Ép cọc bằng máy Tải là việc dùng sức tải từ đối trọng để tạo ra lực đóng sâu cọc xuống đất. Máy ép này có tải trọng 60 đến 150 tấn. Với cách này sẽ không được ứng dụng nhiều giống 2 phương pháp trên.

  • Ưu điểm: Có thể chịu được sức chịu tải cao, phù hợp với các tòa nhà cao tầng và công trình quy mô lớn.
  • Nhược điểm: Cần có mặt bằng rộng rãi mới thi công được, mất nhiều thời gian và chi phí cao.
Ép cọc bằng máy Tải
Ép cọc bằng máy Tải là việc dùng sức tải từ đối trọng để tạo ra lực đóng sâu cọc xuống đất

Thi công ép cọc bằng máy Robot

Thi công ép cọc với máy Robot là cách làm mới đang được đánh giá rất cao về chất lượng. Phương pháp này được áp dụng khi tiến hành công tác làm nền móng đối với dự án xây dựng lớn và tải trọng cao đến 1000 tấn.

  • Ưu điểm: Có độ chính xác cao, thi công nhanh chóng, có khả năng chịu được tải cao mà ở các loại máy khác không thể làm được.
  • Nhược điểm: Giá thành khá đắt đỏ và mất rất nhiều chi phí.

Quy trình thi công ép cọc đúng chuẩn

Quy trình thi công ép cọc đúng chuẩn gồm có 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị ép cọc

Bước chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • Chuẩn bị cọc ép: Hình dạng, số lượng kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật đúng với thiết kế và hợp đồng.
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công: Bằng phẳng, đường di chuyển được thuận lợi giúp máy ép di chuyển đến được vị trí cần ép.
  • Chuẩn bị để kiểm tra máy ép.

Bước 2: Ép thử cọc

Tiến hành ép thử tim của cọc để có thể thẩm định địa chất trên thực tế. Từ đó, đưa ra tổ hợp cọc một cách hợp lý và chuyển số cọc còn lại đến cho công trình.

Lưu ý:

  • Tập kết khoảng 1/3 số tim cọc đến công trình để tiến hành ép thử.
  • Dùng các loại cọc được thiết kế sẵn trên thị trường với chiều dài khác nhau.
  • Cần chừa đỉnh cọc ép dương lên 40 đến 50cm để đảm bảo chiều dài thép đủ để ngàm vào đài cọc tiêu chuẩn.

Bước 3: Ép cọc đại trà

Các bước để ép cọc đại trà:

  • Thiết bị ép cùng với hệ thống neo/ hệ thống dầm chất đối trọng sẽ được liên kết chặt chẽ cùng với nhau và thực hiện việc kiểm tra cọc lần nữa.
  • Sử dụng cần trục cẩu cọc để đưa vào vị trí ép.
  • Đoạn mũi của cọc được ép đầu tiên. Cần đảm bảo cọc được định vị một cách chính xác về vị trí tim cọc và luôn theo phương thẳng đứng.
  • Khi đoạn mũi cách mặt đất khoảng 50cm sẽ tiến hành nối cọc.
  • Cọc nối cần phải đồng trục, luôn thẳng đứng và kiểm tra chi tiết nối một cách cẩn thận. Lực ép sau khi đã được nối cọc là 3 đến 4kg/ cm2.

Bước 4: Kết thúc ép cọc

Sau khi đã thỏa mãn được các điều kiện dừng của ép cọc, quá trình ép sẽ được kết thúc. Các công tác kiểm tra cũng như nghiệm thu sẽ được tiến hành. Đối với cọc đang ép bị gãy hay cọc nghiêng quá 1%,… đều cần phải nhổ lên cũng như ép mới.

Bước 5: Nhật ký ép cọc

Nhằm giúp theo dõi nhật trình thi công cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin như cọc ép, tiến độ, trang thiết bị, sự cố,… các tài liệu này còn được gọi là nhật ký ép cọc.

Quy trình thi công ép cọc
Tìm hiểu quy trình thi công ép cọc đúng chuẩn

Cập nhật: Báo giá Bê tông Đà Nẵng mới nhất

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm ép cọc bê tông là gì cùng với nhiều thông tin có liên quan như quy trình thi công. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, thiết thực nhất, giúp hỗ trợ cho việc giám sát cũng như chọn lựa được phương pháp tối ưu cho nền móng trong công trình xây dựng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết, mọi thắc mắc hãy liên hệ với Bê tông Vinaconex 25 để được hỗ trợ nhé!

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo