Chiều cao đổ bê tông tối đa là bao nhiêu? Hướng dẫn quy trình đổ bê tông

Chiều cao đổ bê tông cũng như chất lượng bê tông ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của công trình. Vậy nên, trong quá trình đổ, thi công bạn cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn cũng như quy trình đổ cột bê tông nhằm tránh sai sót. Trong bài viết hôm nay, Bê tông Vinaconex 25 sẽ giải đáp chi tiết về chiều cao đổ bê tông cùng với hướng dẫn quy trình đổ bê tông đúng chuẩn, mời các bạn cùng theo dõi!

Chiều cao đổ bê tông tối đa là bao nhiêu?

Chiều cao đổ bê tông tối đa là chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m đến 2m nhằm tránh phân tầng. Khi tiến hành đổ bê tông cần phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa cho đến gần, từ trong ra ngoài và bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong đến lớp nào đầm lớp ấy.

Chiều cao đổ bê tông tối đa
Chiều cao đổ bê tông tối đa là chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m đến 2m nhằm tránh phân tầng

Cách tính cốp pha cột chính xác, đúng kỹ thuật, chi tiết: https://betongvinaconex25.com.vn/cach-tinh-cop-pha-cot/

Nguyên tắc đổ bê tông tiêu chuẩn

Sau khi đã biết được chiều cao đổ bê tông để đổ bê tông tiêu chuẩn bạn cần nắm rõ nguyên tắc trước khi đổ bê tông, trong lúc đổ bê tông và sau khi đổ bê tông.

Nguyên tắc trước khi đổ bê tông

Kiểm tra cốt thép và cốp pha:

  • Cốt thép phải đạt được những tiêu chí về số lượng, vị trí, chủng loại, chiều dài, mối nối, thép được buộc theo thiết kế và đã được đánh sạch.
  • Đảm bảo cốp pha đạt yêu cầu về kỹ thuật.

Quá trình chuẩn bị:

  • Tính toán số lượng của nhân lực, máy móc cùng các thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình đổ cột bê tông.
  • Đảm bảo cho sự an toàn khi thi công.
  • Chuẩn bị dọn dẹp và dội nước để làm sạch cốp pha.
  • Kiểm tra khuôn đúc, giàn giáo, cốt thép, ván gỗ,…
  • Kiểm tra các loại máy móc và thiết bị phục vụ cho thi công như máy bơm, máy trộn và máy đầm bê tông.

Nguyên tắc trong lúc đổ bê tông

Kỹ thuật đổ bê tông cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc như:

  • Quá trình đổ bê tông được diễn ra liên tục, không ngập ngừng hay bị tùy tiện ngắt. Đối với trường hợp cần ngừng cần chọn những vị trí có thể chịu lực momen uốn nhỏ.
  • Chi tiết của tường có chiều cao trên 3m và cột có chiều cao dưới 5m đổ liên tục.
  • Đổ liên tục từng đoạn 1,5m với chi tiết cột có cạnh dưới 40cm, tường có chiều dày dưới 15cm.
  • Bảo dưỡng bê tông qua cách che chắn, chống trời mưa và chống bụi.
  • Đảm bảo khi ngừng thi công cần cấu tạo mạch hợp lý cho cột và tường.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật có chiều dày của bê tông cần đảm bảo phù hợp với bán kính của dầm.
  • Khi ngừng đổ bê tông nếu quá thời gian cần có những xử lý ở bề mặt theo tiêu chuẩn.
Nguyên tắc trong lúc đổ bê tông
Kỹ thuật đổ bê tông cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc

Nguyên tắc sau khi đổ bê tông

Nguyên tắc xử lý khi gặp trời mưa:

  • Mưa nhỏ có thể tiếp tục thi công bình thường.
  • Mưa lớn kéo dài 30 phút đến 1 tiếng rồi tạnh cần che bạt, khi tạnh mưa sẽ tiếp tục thi công.
  • Mưa lớn kéo dài và không có khả năng tạnh trong 1 buổi cần tạm dừng thi công hoàn toàn.

Tiêu chuẩn tháo cốp pha:

  • Kết cấu của bê tông đủ sức bền để có thể ổn định trong khoảng từ 3 đến 4 tuần.
  • Đối với điều kiện 20 đến 30 độ C có thể dỡ cốp pha.
  • Với những trường hợp bắt buộc cần phải tháo cốp pha sớm hơn hơn tiêu chuẩn cần phải chống đỡ cấu kiện như sàn, dầm,… bằng kim loại, gỗ chắc chắn.

Tiêu chuẩn bảo dưỡng bê tông:

  • Đối với điều kiện trời nắng, sau khi đổ bê tông 4h cần che phủ bề mặt.
  • Trong 7 ngày đầu cần giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước, trong 3h cần tưới 1 lần và ban đêm nên tưới ít nhất 2 lần.
  • Từ ngày thứ 8 tưới 3 lần vào mỗi ngày là được.
Nguyên tắc sau khi đổ bê tông
Áp dụng nguyên tắc sau khi đổ bê tông

Đừng bỏ lỡ: Dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý Dầm bê tông cốt thép

Quy trình đổ bê tông móng tiêu chuẩn

Ngay từ đầu bản vẽ cốt thép móng, lưới thép móng phải được đặt đúng phương. Khi tiến hành thi công, người thợ sẽ đặt theo kinh nghiệm sẽ dẫn đến những sai lệch nên bạn cần tránh.

Bê tông sẽ được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm hoặc xe vận chuyển chuyên dụng. Tiêu chuẩn của đổ bê tông móng lúc này chính là bề mặt đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc thiết tạo độ dốc cho bê tông.

Cần chú ý đến đầm dùi nhằm giúp bê tông được trộn đều trong kết cấu. Bởi đầm dễ chảy nên khi trộn bê tông tương đối khô, nên bạn cần dùng cữ gỗ và đóng theo hình dạng của móng để có thể khắc phục.

Nguyên tắc đổ bê tông móng đó là tại vị trí xa trước và gần sau. Nhằm tránh gây sai lệch vị trí tốt nhất bạn không nên đứng trực tiếp trên thành cốp pha mà cần bắc sàn công tác ngang quá hố của móng.

Đổ bê tông móng tiêu chuẩn
Quy trình đổ bê tông móng tiêu chuẩn

Quy trình đổ bê tông cột tiêu chuẩn

Đầu tiên bạn đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ, chiều cao rơi tự do tối đa của bê tông đó là 2m. Đưa đầm vào trong để giúp đầm theo phương thẳng đứng và dùng đầm dùi để đầm.

Chiều sâu tiêu chuẩn của mỗi lớp bê tông khi đầm dùi sẽ là từ 30 đến 50cm, với trong thời gian từ 20 đến 40s dầm theo quy định nhằm đảm bảo không làm sai lệch cốt thép.

Đổ bê tông cột tiêu chuẩn
Quy trình đổ bê tông cột tiêu chuẩn

Xem thêm: Đường cấp phối là gì? Đá cấp phối là gì? Làm thế nào để xác định tỷ lệ cấp phối?, TẠI ĐÂY

Quy trình đổ bê tông dầm sàn tiêu chuẩn

Đối với công trình nhà ở dân dụng, chiều cao dầm sẽ không quá 50cm nên thợ thi công thường sẽ đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Đối với trường hợp chiều cao dầm vượt 80cm mới có thể đổ bê tông dầm riêng với bản sàn.

Lúc này, người ta sẽ không tiến hành đổ bê tông thành từng lớp theo chiều dài của dầm mà sẽ đổ kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m cho đến khi đạt được độ cao của dầm rồi mới tiến hành đổ tiếp.

Khi ép cọc bê tông toàn khối dầm cũng như bản sàn đã liên kết với cột, đổ cột cách mặt đáy của dầm 3 đến 5cm, cần phải ngừng công việc trong khoảng 1 đến 2h để bê tông có thời gian co ngót rồi mới tiếp tục đổ dầm và bản sàn. Có một số ít thợ thi công sẽ làm thủ công đối với điều này, bên cạnh đó công việc sẽ được tách ra thành 2 giai đoạn đổ cột và ghép cốp pha dầm, bản sàn.

Đổ bê tông dầm sàn tiêu chuẩn
Quy trình đổ bê tông dầm sàn tiêu chuẩn

Quy trình đổ bê tông sàn tiêu chuẩn

Thông thường, nhà sàn nhà sẽ có chiều dài 8 đến 10cm và mặt sàn được chia thành từng dải, mỗi dải sẽ có chiều rộng 1 đến 2m để có thể đổ bê tông. Khi đổ xong 1 dải cần tiến hành đổ dải kế tiếp. Cuối cùng, đổ đến cách dầm chính khoảng 1m sẽ đổ dầm chính.

Bê tông dầm sẽ được đổ đến cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm sẽ tiếp tục đổ bê tông sàn. Toàn bộ các thao tác đầm, xoa và gạt mặt cần tiến hành ngay lập tức với kiểu cuốn chiếu từng khu vực đã được đổ khoảng 15 phút.

Đổ bê tông sàn tiêu chuẩn
Quy trình đổ bê tông sàn tiêu chuẩn

Tham khảo: Báo giá bê tông Đà Nẵng mới nhất

Lời kết

Qua bài viết chúng tôi đã cung cấp những thông tin về chiều cao đổ bê tông tối đa cũng như hướng dẫn quy trình đổ bê tông đạt tiêu chuẩn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công và xây dựng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, mọi thắc mắc hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ với Bê tông Vinaconex để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo