Dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý Dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép là gì là kiến thức trong xây dựng được nhiều bạn quan tâm, đây được biết đến là một trong những loại cấu kiện quan trọng được sử dụng trong các công trình xây dựng. Cùng tìm hiểu dầm bê tông cốt thép là gì cùng với cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cấu kiện này ngay trong bài viết sau của Bê tông Vinaconex 25 nhé!

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Để nắm rõ dầm bê tông cốt thép là gì bạn cần tìm hiểu về dầm? Theo đó, dầm là cấu kiện cơ bản có vai trò là thanh chịu lực (thường là chịu uốn). Chúng có thể được nằm ngang hoặc nằm nghiêng nhằm giúp đỡ các bản dầm tường và mái nhà ở phía trên.

Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện xây dựng bao gồm 2 bộ phận cấu thành đó là bê tông và cốt thép có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Phần bê tông được tạo thành từ hỗn hợp xi măng, cát và. Thép thường sẽ là sắt Fe, cacbon C cùng với một số nguyên tố hóa học khác. Vậy nên, cấu tạo dầm bê tông cốt thép sẽ bao gồm xi măng, cát, đá và thép.

Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện xây dựng
Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện xây dựng bao gồm 2 bộ phận cấu thành đó là bê tông và cốt thép

Đừng bỏ lỡ: Đường cấp phối là gì? Đá cấp phối là gì? Làm thế nào để xác định tỷ lệ cấp phối?

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép là gì?

Như đã đề cập ở trên, dầm bê tông cốt thép sẽ được tạo thành từ xi măng, cát, đá và cốt thép. Trong đó, cốt thép sẽ có cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt xiên và cốt đai.

Bên trong mỗi dầm sẽ có 4 cốt dọc ngay 4 góc với cốt đai, có thể không có hoặc có cốt xiên. Bộ phận cốt thép dọc chính là bộ phận chịu lực được dùng trong nhóm AII, nhóm AIII hoặc nhóm CII với đường kính khoảng 12 đến 40mm. Còn cốt đai là bộ phận chịu lực ngang nên đường kính sẽ tối thiểu là 4mm.

Lớp bảo vệ của cốt thép Ao được tính từ độ dài mép ở ngoài bê tông cho đến mép cốt thép. Thường lớp bảo vệ cốt đai sẽ là Ao1 và lớp bảo vệ của cốt dọc là Ao2. Tác dụng của lớp bảo vệ này giúp bảo vệ cốt thép không bị rỉ sét.

Khoảng cách thông thủy To của hai cốt thép chính là khoảng cách từ mép cốt thép này cho đến mép cốt thép kia. Ta có quy định tiêu chuẩn về kích thước như sau:

  • Khi h ≤ 25cm thì Ao1 ≥ 1cm và Ao2 ≥ 1.5cm.
  • Khi h > 25cm thì Ao1 ≥ 1.5cm và Ao2 ≥ 2cm.
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép
Tìm hiểu cấu tạo của dầm bê tông cốt thép

Lanh tô là gì? Phân loại và cấu tạo lanh tô trong xây dựng, chi tiết: https://betongvinaconex25.com.vn/lanh-to-la-gi/

Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép

Khi quan sát quá trình làm việc của dầm từ khi mới đặt tải cho đến lúc phá hoại, sự diễn biến của dầm sẽ xảy ra như sau:

  • Khi tải trọng chưa đủ lớn, dầm sẽ còn nguyên vẹn, cùng với sự tăng của tải trọng và sự xuất hiện của khe nứt thẳng góc với trục dầm ở đoạn dầm có moment lớn cùng với những khe nứt nghiêng tại đoạn dầm gần với gối tựa sẽ là chỗ có lực ngang lớn. Nếu tải trọng đã lớn dầm sẽ bị phá hoại hoặc tại tiết diện có khe bị nứt thẳng góc hoặc ở tiết diện có khe nứt nghiêng.
  • Trong quá trình đặt tải, độ võng dầm sẽ tăng lên. Ở trạng thái giới hạn của dầm theo cường độ đặc trưng bằng sự phá hoại với tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc tiết diện nghiêng. Vậy nên, cần tính toán cấu kiện chịu uốn với khả năng chịu lực gồm tính toán trên tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng.
Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép
Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép được xem là vật liệu chịu nén hay chịu uốn?

Dầm bê tông cốt thép chính là cấu kiện chịu uốn, khi nói đến dầm là cấu kiện chịu uốn có nghĩa dầm chịu uốn là chủ yếu bởi bên cạnh chịu uốn dầm cũng có một phần chịu nén nhưng nhỏ hơn so với khả năng chịu uốn của dầm.

Dầm bê tông cốt thép có cấu kiện chịu uốn
Dầm bê tông cốt thép chính là cấu kiện chịu uốn

Xem thêm: Bê tông cường độ cao là gì? Phân loại và ứng dụng, TẠI ĐÂY

Lưu ý trong quá trình thiết kế dầm bê tông cốt thép

Trong quá trình thiết kế dầm bê tông cốt thép để diễn ra suôn sẻ bạn cần trình bày cụ thể hình dạng, kích thước của cốt thép trong bảng thống kê. Bên cạnh đó, phải ghi chú số liệu một cách cụ thể trong bản vẽ của kết cấu dầm bê tông cốt thép, khi bố trí cần phải chú ý bảo đảm đáp ứng yêu cầu về các khoảng hở của cốt thép.

Đặc biệt, mỗi cốt thép đều cần được đặt trong vòng tròn và kí hiệu bằng một con số, phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu, kích thước cốt thép, ghi chú một cách rõ ràng chiều dày của lớp bê tông bảo vệ trên bản vẽ. Đối với trường hợp mặt cắt có hình dạng, kích thước giống nhau nên ghi một lần tại một mặt cắt đại diện. Ngoài ra, số liệu của cốt thép phải được đặt tại nơi dễ thấy nhất ở trên bản vẽ. Thông thường, sẽ được ghi tại nơi cốt thép xuất hiện lần đầu và có thể được nhắc lại ở nhiều nơi.

Bảng thống kê chính là cơ sở để sản xuất các thanh cốt thép theo đúng với yêu cầu thiết kế. Nhằm giúp việc cung cấp vật liệu đạt chuẩn hơn nên đưa thêm các mục như tổng trọng lượng, tổng chiều dài của các thanh cốt thép.

Lưu ý khi thiết kế dầm bê tông cốt thép
Trong quá trình thiết kế dầm bê tông cốt thép để diễn ra suôn sẻ bạn cần lưu ý những điều quan trọng

Cập nhật: Báo giá bê tông thương phẩm tại Đà Nẵng mới nhất 2023

Lời kết

Qua bài viết chúng tôi đã giúp bạn giải đáp khái niệm dầm bê tông cốt thép là gì cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn áp dụng tốt vào công việc của mình. Nếu còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Bê tông Vinaconex 25 để được hỗ trợ nhé!

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo