Độ sụt bê tông là yếu tố rất quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng của bê tông tươi khi thi công, xây dựng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra độ sụt của bê còn quyết định đến cường độ cũng như đặc tính quan trọng của bê tông. Để hiểu rõ chi tiết về độ sụt bê tông trong xây dựng, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Bê tông Vinaconex 25 nhé!
Độ sụt bê tông là gì?
Độ sụt của bê tông chính là việc kiểm tra độ cứng cũng như độ đặc chắc của mẫu bê tông. Đây được xem là một phương thức kiểm soát chất lượng mẻ bê tông trước khi cho vào sử dụng ở các công trình.
1 khối bê tông bao nhiêu xi măng? Thời gian đông kết xi măng, chi tiết: https://betongvinaconex25.com.vn/1-khoi-be-tong-bao-nhieu-xi-mang/
Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý?
Đối với một mẻ bê tông độ sụt cần đảm bảo tính nhất quán cũng như đúng với yêu cầu của kỹ thuật bê tông theo quy định của đơn vị thiết kế hay sự cam kết giữa đơn vị cung cấp cùng với nhà thầu. Theo đó, đối với độ sụt bê tông hợp lý sẽ như sau:
- Nhà ở dân dụng: Độ sụt của bê tông là 10 ± 2 (tối đa là 12 ± 2 khi lên cao) khi sử dụng bơm để đổ bê tông.
- Bê tông đổ trực tiếp và không cần bơm: Yêu cầu độ sụt 6 ± 2.
Cách tính độ sụt bê tông
Độ sụt của bê tông thường được xác định dựa theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A, có ký hiệu là SN (cm).
Dụng cụ được sử dụng để kiểm tra độ sụt bao gồm:
- Côn Abrams với kích thước 203x102x305 mm và có phần đáy miệng hở.
- Que đầm có hình tròn và đường kính 1,6cm dài 60cm.
Công thức: Độ sụt = 305 – [Chiều cao bê tông tươi]
Căn cứ vào độ sụt ở trên thị trường, bê tông được chia làm ba loại:
- Loại cứng SN.
- Loại dẻo SN < 8.
- Loại siêu dẻo SN=10–22 cm.
Đừng bỏ lỡ: Bê tông mác 250 là gì? 1m3 bê tông mác 250 giá bao nhiêu?
Mục đích kiểm tra độ sụt bê tông để làm gì?
Việc kiểm tra độ sụt của bê tông nhằm mục đích kiểm tra chất lượng bê tông, đo lường được sự đồng nhất, xác định độ cứng cùng với độ đặc chắc của mẫu bê tông nhanh nhất trước khi đưa vào sử dụng cho các công trình. Bên cạnh đó, việc kiểm tra này còn nhằm mục đích kiểm tra độ sụt của mẻ bê tông cung cấp có đúng như thỏa thuận, yêu cầu kỹ thuật đưa ra hay không.
Những thiết bị sử dụng để kiểm tra
Những thiết bị sử dụng để kiểm tra độ sụt bê tông gồm có:
- Bê tông gồm: Xi măng, cát, cốt liệu, nước).
- Bay xoa gạt mặt phẳng hỗn hợp.
- Mâm phẳng đủ rộng.
- Nón sụt (nón Abraham).
- Que thép tròn để đầm.
- Thước thép.
Cách chọn độ sụt của bê tông chính xác theo tiêu chuẩn
Nếu chọn được độ sụt của bê tông chính xác theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp công trình xây dựng và thi công được phát huy hiệu quả. Theo đó, để chọn được độ sụt của bê tông hợp lý bạn có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn và biên bản kiểm tra độ sụt dưới đây.
Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông
Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông như sau:
Cường độ của bê tông | Tiêu chuẩn | Độ sụt | Đơn vị để tính |
100 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
150 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
200 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
250 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
300 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
350 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
400 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
450 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
500 | Đá 1×2 | 120 ± 20 mm | m3 |
Biên bản kiểm tra độ sụt
Sau khi đã kiểm tra độ sụt của bê tông chính xác bạn cần tiến hành lập biên bản để ghi nhận lại kết quả thử, gồm các nội dung:
- Ngày và giờ lấy mẫu kiểm tra.
- Độ sụt hỗn hợp của bê tông.
- Nơi để lấy mẫu.
- Chữ ký.
Quá trình để kiểm tra độ sụt của bê tông rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng của bê tông trước khi đưa vào công trình.
Những lưu ý khi kiểm tra độ sụt bê tông
Để kết quả kiểm tra bê tông có độ sụt chính xác, bạn cần phải lưu ý những điểm sau:
- Nón sụt cần phải được làm sạch nhằm không ảnh hưởng đến kết quả của việc kiểm tra.
- Nâng nón sụt theo phương thẳng đứng, tiến hành một cách chậm rãi, không được xê dịch theo phương ngang.
- Tiến hành đo độ sụt ngay sau khi bỏ nón sụt ra và khi hỗn hợp của bê tông đã ổn định.
Xem thêm: Cập nhật bảng giá xi măng xây dựng 2023 mới nhất, TẠI ĐÂY
Quy trình kiểm tra độ sụt trong công tác đổ bê tông móng chuẩn
Thông thường, quy trình kiểm tra độ sụt trong công tác đổ bê tông móng chuẩn gồm có 9 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đặt chảo trộn ở trên sàn nhà rồi làm ẩm bằng nước. Tuy nhiên, tuyệt đối không được để nước đọng lại.
- Bước 2: Giữ chắc nón sụt ở chỗ bằng 2 chân.
- Bước 3: Cho bê tông vào trong một 1/3 nón, sau đó sử dụng các thanh thép đầm chặt ở mỗi lớp 25 lần theo chuyển động vòng tròn nhưng không được khuấy.
- Bước 4: Thêm hỗn hợp một cách cụ thể để đánh dấu hai phần ba. Tiến hành lặp lại 25 lần nén thêm một lần nữa. Đầm chặt vừa lên lớp trước bê tông.
- Bước 5: Chèn sao cho hỗn hợp của bê tông đầy nón sụt nhất và lặp lại quá trình này 25 lần.
- Bước 6: Sử dụng que thép để gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên của nón sụt và làm chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng.
- Bước 7: Tháo bỏ nón sụt thông qua cách kéo lên theo chiều dọc trong khoảng thời gian khoảng 10 giây + / – 2 giây. Bên cạnh đó cần đảm bảo mẫu bê tông không bị di chuyển.
- Bước 8: Đợi hỗn hợp của bê tông sụt.
- Bước 9: Sau khi bê tông đã ổn định, cần đo sự sụt giảm theo chiều cao thông qua cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt cạnh các mẫu và đặt que thép nén trên nón sụt giảm, sau đó tiến hành đo khoảng cách từ thanh cho đến tâm di dời ban đầu.
Cập nhật: Giá bê tông thương phẩm tại Đà Nẵng mới nhất 2023
Vậy là bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về độ sụt bê tông. Hy vọng với những kiến thức này bạn có thể biết cách đo độ sụt của bê tông cũng như chọn được độ sụt phù hợp để có thể áp dụng vào thi công thực tế hiệu quả. Chúc các bạn thành công! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi thắc mắc hãy đặt câu hỏi ở bên dưới hoặc liên hệ với đội ngũ tư vấn của Bê tông Vinaconex 25 để được hỗ trợ!